La Liga

ĐIỀU LỆ CÀNG CHẶT, TÍNH CÔNG BẰNG CÀNG CAOTh oniichan wa oshimai

【oniichan wa oshimai】Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên

 

ĐIỀU LỆ CÀNG CHẶT,ìsựpháttriểnbềnvữngcủabóngđásinhviêoniichan wa oshimai TÍNH CÔNG BẰNG CÀNG CAO

Theo điều lệ giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần II - 2024 đã ban hành, các sinh viên theo học chuyên sâu bóng đá thuộc chuyên ngành huấn luyện thể thao của các trường đại học, cao đẳng TDTT hoặc các cầu thủ đã hoặc đang đăng ký thi đấu các giải U.21, hạng nhì, hạng nhất và V-League các năm 2021, 2022, 2023 không được tham dự. HLV Nguyễn Thế Thìn của đội Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) nhìn nhận: "Quy định này là hết sức cần thiết, bởi đảm bảo cho giải đấu tính công bằng - một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của giải. VN đã có hệ thống bóng đá chuyên nghiệp, còn chưa có nhiều sân chơi cho sinh viên. Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam chỉ chuyên biệt cho sinh viên, nên hạn chế đối tượng như vậy là rất hợp lý".

Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 1.
Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 2.

Các cầu thủ sinh viên luôn cống hiến hết mình

Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 1.

Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần II - 2024 diễn ra từ ngày 6.1 - 9.3.2024. VCK từ ngày 16 - 31.3 tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM)

NHẬT THỊNH

HLV Phạm Thái Vinh của đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM (UPES) cũng cho rằng điều lệ giải lần 2 đã bổ sung rất chi tiết, đầy đủ. "Đăng ký thi đấu giải năm 2024, thú thật chúng tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì khi điều lệ chặt chẽ, bài bản, ngày càng chuyên nghiệp thì tính công bằng, khách quan càng cao. Nhưng lo vì số lượng đội quá đông - chứng tỏ hiệu ứng giải lần đầu tiên quá mạnh. 35 đội khu vực TP.HCM mà chỉ lấy 4 đội vào vòng chung kết, nên áp lực với UPES rất lớn. Đây thực sự sẽ là cuộc đua khốc liệt", HLV Phạm Thái Vinh nói.

TRÁNH CÁC TRƯỜNG HỢP 'ĐI ĐƯỜNG TẮT'

HLV Phan Hoàng Vũ của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM phân tích: "Việc quy định đối tượng tham dự giải chặt chẽ như ở điều lệ giải mùa 2 sẽ tránh được các trường hợp đối phó. Sinh viên chính quy là từ học sinh đi lên, có năng khiếu, thì được chọn vào đội bóng của trường đại học. Nếu không hạn chế đối tượng, có trường sẽ đi đường tắt bằng cách cho các cầu thủ U.21, chuyên nghiệp vào nhập học rồi đăng ký thi đấu. Nếu xảy ra chuyện này, ắt sẽ có sự chênh lệch và phá hỏng hệ thống bóng đá sinh viên. Giải sinh viên phải có tinh thần trong sáng. Từ bóng đá sinh viên, các cầu thủ không chuyên được rèn luyện, thi đấu và có cơ hội trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, thi đấu ở giải chuyên nghiệp - đó mới là quy trình đúng. Tôi đánh giá cao những điều khoản chặt chẽ của điều lệ. BTC giải gồm Báo Thanh Niênvà Liên đoàn Bóng đá VN đã hết lòng vì sự phát triển lâu dài, bền vững của bóng đá sinh viên".

Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 4.

Những trận đấu hay, thu hút đông khán giả

Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 5.

Sân chơi dành cho sinh viên được đánh giá cao về cả chuyên môn lẫn công tác tổ chức

'PHỤ HUYNH TIN TƯỞNG KHI CON EM THI ĐẤU XA NHÀ'

Điều lệ giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần II - 2024 còn quy định các đội bóng bắt buộc phải đăng ký chức danh bác sĩ hoặc săn sóc viên, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cầu thủ. Về quy định mới này, HLV đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Phan Hoàng Vũ (cựu giám sát của VFF) nhìn nhận: "Bác sĩ sẽ theo dõi, chăm sóc VĐV và giúp đội bóng luôn đảm bảo tốt cả về thể lực lẫn tinh thần. Bóng đá sinh viên phải phát triển theo hướng tiệm cận với bóng đá chuyên nghiệp chứ không thể xa rời. Đặc biệt, đây là giải đấu nằm trong hệ thống của VFF, nên phải ngày càng chỉn chu, quy củ hơn".

Còn HLV Nguyễn Thế Thìn của đội Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) bày tỏ việc bắt buộc phải có bác sĩ/săn sóc viên là vô cùng quan trọng, bởi "các phụ huynh cũng sẽ tin tưởng để giao con em cho nhà trường trong quá trình tập luyện, thi đấu ở xa".

Thu Bồn - Bảo Vy

Lần đầu dự giải, đội bóng Trường ĐH Gia Định đã nghiên cứu rất kỹ điều lệ. HLV Võ Ngọc Sang bày tỏ: "Việc quy định cụ thể về tư cách tham dự giải của cầu thủ, giới hạn độ tuổi tối thiểu và tối đa, hay sinh viên đang học trường nào chỉ được thi đấu cho đội đại diện trường ấy, sinh viên học tập tại trường có trụ sở chính không được thi đấu cho phân hiệu tại địa phương khác và/hoặc ngược lại… sẽ tạo ra sự công bằng cho giải, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên chơi vô tư hơn. Sinh viên nhìn vào cũng sẽ tự tin, vì các trường đều như nhau. Sân chơi này sẽ đúng chất sinh viên".

ĐÚNG ĐIỀU CÁC TRƯỜNG CẦN

HLV Nguyễn Thế Thìn cho hay trước khi nhận điều lệ chính thức từ BTC, đội bóng Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) đã đề nghị với trường là cần có một người phụ trách lĩnh vực truyền thông, bởi có thêm nhân sự này sẽ giúp những hình ảnh, tin tức về đội và về giải đấu lan tỏa mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, HLV Thế Thìn rất mừng khi điều lệ mùa 2024 bổ sung quy định mỗi đội phải có cán bộ truyền thông (đăng ký cùng với 6 quan chức khác). "Điều lệ nói đúng điều mà các trường cần và ủng hộ nhiệt liệt", HLV Thế Thìn chia sẻ.

Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 7.
Vì sự phát triển bền vững của bóng đá sinh viên - Ảnh 8.

Sức lan tỏa của giải bóng đá sẽ càng trở nên sâu rộng khi mỗi đội có thêm cán bộ truyền thông

HLV Võ Ngọc Sang đánh giá: "Có truyền thông sẽ giúp khích lệ tinh thần của sinh viên. Sinh viên thường rất thích có hình ảnh để khoe với bạn bè, người thân, đăng tải lên mạng xã hội". Còn anh Trần Hữu Trung, Phó bí thư Đoàn thanh niên Trường ĐH Phenikaa, cho biết khi tuân thủ nghiêm túc điều lệ giải, các đội bóng sẽ hoạt động chuyên nghiệp hơn, giúp từng thành viên trong mỗi đội trưởng thành, học hỏi được nhiều điều hơn.

Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã chốt xong danh sách 23 cầu thủ và đăng ký đủ 7 quan chức, gồm trưởng đoàn, HLV trưởng, trợ lý HLV, HLV thể lực, cán bộ chuyên môn, cán bộ truyền thông, bác sĩ/săn sóc viên của đội. HLV trưởng Phạm Thái Vinh tin tưởng đội bóng do ông dẫn dắt và các đội khác không chỉ thi đấu tốt về chuyên môn mà còn xây dựng, lan tỏa được nhiều hình ảnh, câu chuyện đẹp từ người phụ trách truyền thông của đội. 

RÁO RIẾT CHUẨN BỊ

Đội Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế) đang ráo riết chuẩn bị về mặt nhân sự, sẵn sàng cho vòng loại. HLV Nguyễn Thế Thìn cho biết trường có sân cỏ nhân tạo 7 người nên rất chủ động trong việc tập luyện, thi đấu. Việc tổ chức giải nội bộ và tuyển chọn cầu thủ được diễn ra song song, liên tục nhằm không bỏ sót các gương mặt tiềm năng.

Hôm nay (30.10), đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM sẽ có trận đá giao hữu tại sân cỏ nhân tạo Trường ĐH Văn Hiến. Đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đã bắt tay vào tập luyện với cường độ cao, đá giao hữu để chuẩn bị cho mùa 2 giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. HLV Phan Hoàng Vũ tiết lộ: "Đội chúng tôi tập mỗi ngày, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật. So với giải lần 1, đội có 70 - 80% cầu thủ mới, đa số là các bạn học năm nhất. Lứa mới này có thể hình tốt, có tiềm năng".

Đội bóng Trường ĐH Phenikaa lần đầu dự giải, hứa hẹn sẽ tạo nên bất ngờ ở vòng loại khu vực miền Bắc. Trường có cơ sở vật chất rất tốt, có riêng sân cỏ nhân tạo 11 người nên đội bóng được tập luyện thường xuyên và hay tham gia thi đấu giao lưu với các trường đại học lân cận, như đội của Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội.

Trường ĐH Gia Định cũng lần đầu tiên thành lập một đội bóng để tham dự giải đấu. HLV trưởng Võ Ngọc Sang tiết lộ: "Các bạn sinh viên đang rất háo hức và tinh thần đang lên rất cao cho các buổi tập luyện sắp tới".

Nghi Thạo - Thúy Hằng


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap